BƯỚC ĐẦU TIÊN: Làm sạch tạp chất. Sau khi thu hoạc dù cẩn thận đến đâu vẫn sót vào một số lượng trái cà phê khô, hoặc chưa chín, hoặc bị sâu sẽ làm cho chất lượng của lô cà phê bị giảm đi. Ngoài ra, có cành caaynhor, lá cà phê cũng như đá và bụi bẩn, các tạp chất khác sẽ lẫn lộn trong lô cà phê qua vụ thu hoạch. Công đoạn sơ chế, phân loại và làm sạch trái cà phê chín rất cần thiết và nên được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch. Thường thực hiện bằng cách rửa trái cà phê chín trong thùng đầy nước chảy. Kế đó cà phê đi qua máy rung sàng hạt, phân loại tách biệt giữa trái cà phê chín và quả chưa chín, lớn cà nhỏ.
BƯỚC THỨ HAI: Công đoạn này được thực hiện bởi máy sát, xát vỏ loại bỏ thịt và chất nhầy khỏi hạt cà phê. Sau khi phân loại cần lập tức xát trái cà phê để tránh tác động ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê. Công đoạn này chủ yếu làm cho vỏ, thịt kèm theo chất nhầy và hạt cà phê được tách ra, cà phê được làm sạch. Đây là công đoạn tạo ra sự khác biệt quan trọng giữa hai phương pháp chế biến khô và ướt.
BƯỚC THỨ BA: Là quá trình lên men. Do phần thịt và chất nhầy của trái được tách ra khỏi hạt bằng các phương tiện cơ học thường bị sót lại dính xung quanh hạt cà phê và sẽ gây ảnh hưởng xấu của phẩm chất cà phê, nên phải tiếp tục làm sạch bằng phương pháp tác động hóa học. Hạt cà phê thóc được ủ trong các thùng lớn và để cho lên men bởi các enzyme tự nhiên và chế phẩm enzyme bổ sung. Đối với hầu hết cà phê quá trình loại bỏ chất nhầy từ 24 đến 36 giờ, tùy thuộc vào độ dày, nhiệt độ của lớp chất nhầy và nồng độ của các enzyme. Sau quá trình lên men chất nhầy bám quanh hạt cà phê bị mất kết câu nhớt và dễ dàng bị tẩy sach bơi nước
THÀNH PHẨM: